Danh sách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Danh sách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – Định hướng phát triển đến năm 2030

Là một trong những khu vực đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi sản xuất lương thực lớn nhất ở Việt Nam. Không chỉ vậy, nơi đây còn trồng rất nhiều loại cây ăn trái, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Bên cạnh đó, đây còn là vùng đất quan trọng với nước ta trong việc phát triển kinh tế, giao thương với nước ngoài. Vậy danh sách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào? Cùng The Golden Palm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Danh sách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí như 1 bán đảo nhỏ 3 mặt tiếp giáp với biển đó là mặt Đông – Nam – Tây Nam. Phía Tây đường biên giới giáp Campuchia, phía Bắc giáp vùng kinh tế Đông Nam bộ. Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Dân số hiện nay của Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt hơn 17.272 nghìn người. Đây là số liệu được thống kê năm 2010. Danh sách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bao gồm những tỉnh sau:

  • Thành phố Cần Thơ (Thành phố trực thuộc trung ương). Đây được coi là hạt nhân của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế,… của cùng theo hướng tích cực.
  • Long An
  • Đồng Tháp
  • An Giang
  • Tiền Giang
  • Bến Tre
  • Vĩnh Long
  • Trà Vinh
  • Hậu Giang
  • Kiên Giang
  • Sóc Trăng
  • Bạc Liêu
  • Cà Mau

13 đơn vị hành chính thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tính đến nay, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính. Mỗi đơn vị đều có chức năng hoạt động riêng nhằm đưa Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành khu vực kinh tế hàng đầu cả nước.

Thành tựu kinh tế khu vực này đạt được

Chỉ tính riêng vài năm gần đây, kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhiều sự thay đổi và khởi sắc đáng kể. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ ràng so với trước đây. Tỷ trọng khu vực I giảm dần và tỷ trọng ở khu vực II, khu vực III về công nghiệp, du lịch, dịch vụ có xu hướng tăng dần. Chất lượng đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Tổng giá trị GDP toàn vùng đạt 161.049, 3 tỷ đồng. Đây là một con số vô cùng ấn tượng. Đồng thời cơ cấu GDP của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng có sự chuyển biến tích cực:

  • Khu vực I chiếm 34,45%
  • Khu vực II chiếm 29,23%
  • Khu vực III chiếm 36,32%

Việc sản xuất cũng được đẩy mạnh hơn rất nhiều. Theo đó, sản lượng lúa sản xuất đạt 21,6 triệu tấn, năng suất đạt 41,6 tạ/ ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 2 triệu tấn mỗi năm. Chỉ tính riêng sản lượng cá nuôi đạt 1,5 triệu tấn, chiếm 73,35% sản lượng trên cả nước. Sản lượng tôm nuôi hơn 341 nghìn tấn, chiếm 75,74$ sản lượng cả nước.

Xem thêm: Dự án Stella 927 Trần Hưng Đạo

Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 6.869 triệu USD. Nhập khẩu đạt 2.523 triệu USD. Hơn nữa, các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng nhiều.

Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt

Định hướng phát triển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Định hướng phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 đã có nhiều sự thay đổi. Xu hướng phát triển cần phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế đặc thù của vùng.

Về nông nghiệp, tập trung sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng, giá trị và giá trị cao có thể thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Trọng tâm sản xuất nông nghiệp hướng tới là thủy sản – cây ăn quả – lúa gạo. Phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Cải thiện mạnh môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp hội nhập. Đồng thời quản lý tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường. Vấn đề xâm nhập mặn luôn là vấn đề đáng lo ngại của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mỗi năm, nơi đây phải chịu thiệt hại rất lớn do ảnh hưởng xâm nhập mặn. Lãnh đạo địa phương cần phải có chính xác ứng phó kịp thời trước những tình hình này, tránh gây ra những thiệt hại không ai mong muốn.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch vẫn cần đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch theo từng địa phương.  Nhiệm vụ trọng tâm của từng tỉnh cần phải đảm bảo tính kế thừa, định hướng thống nhất.

Mục tiêu phát triển của Đồng Bằng Sông Cửu Long là giảm tỷ trọng khu vực I

Định hướng phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từng tỉnh, từng vùng cần đảm bảo sự liên kết, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững:

  • Liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của khu vực ĐBSCL.
  • Liên kết phát triển hạ tầng giao thông.
  • Liên kết xúc tiến hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông công nghiệp.

Theo đó, dự định đến năm 2030, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ hoàn toàn thay đổi cả về kinh tế, chính trị, hành chính,… Mục tiêu đưa khu vực này trở thành trung tâm kinh tế, giao thương lớn của miền Trung.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn thegoldenpalm.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | thegoldenpalm.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status